Thiết bị đầu cuối là gì? Thiết bị nào là thiết bị đầu cuối? Tivi có phải là thiết bị đầu cuối không? Bài viết sau đây sẽ trả lời những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác.
1. Thiết bị đầu cuối là gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định: “Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng”.
Luật cũng quy định: Đại lý dịch vụ viễn thông được quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng tại địa điểm khách hàng mong muốn lắp đặt và sử dụng dịch vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa khách hàng và đại lý.
Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng
2. Những câu hỏi thường gặp về thiết bị đầu cuối
Sau khi đã hiểu rõ thiết bị đầu cuối là gì, bạn có thể có thêm một vài thắc mắc như: thiết bị đầu cuối gồm những gì, làm thế nào để bảo mật hay để phân biệt thiết bị đầu cuối với các thiết bị khác. Để giúp bạn nắm bắt rõ hơn, bài viết cùng điểm qua những câu hỏi thường gặp về thiết bị đầu cuối dưới đây.
2.1. Thiết bị đầu cuối gồm những gì?
Thiết bị đầu cuối gồm 3 phần cơ bản: Phần cứng, phần mềm và Giao diện người dùng và Kết nối mạng. Trong đó:
- Phần cứng (Hardware) bao gồm:
+ Thiết bị đầu cuối cơ bản: điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, máy POS (Point of Sale), máy ATM, v.v.
+ Modem và Router: Các thiết bị giúp kết nối và truyền dữ liệu giữa mạng cục bộ và mạng rộng (internet).
+ Thiết bị IoT (Internet of Things): camera an ninh, đèn thông minh, hệ thống điều hòa thông minh…
- Phần mềm (Software) bao gồm:
+ Hệ điều hành: Android, iOS cho điện thoại di động, Windows, macOS cho máy tính.
+ Ứng dụng và chương trình: Các phần mềm cụ thể được cài đặt trên thiết bị để thực hiện các chức năng chuyên biệt, ví dụ như ứng dụng ngân hàng, trình duyệt web, ứng dụng quản lý thiết bị IoT.
+ Phần mềm bảo mật: phần mềm diệt virus, tường lửa cá nhân.
- Giao diện người dùng (User Interface) bao gồm:
+ Màn hình và các phương tiện hiển thị: màn hình cảm ứng của smartphone, màn hình máy tính, màn hình Tivi.
+ Bàn phím và chuột
+ Các thiết bị đầu vào/ra khác: Như micro, loa, camera…
- Kết nối mạng (Network Connectivity) bao gồm:
+ Cổng kết nối: Cổng USB, HDMI, cổng mạng RJ45, v.v.,
+ Kết nối không dây: Wi-Fi, Bluetooth, NFC..
XGS-PON WiFi 7 của VNPT - Thiết bị cung cấp dịch vụ Internet thế hệ mới, cho tốc độ lên đến 10Gbps, độ trễ giảm tới 75% so với WiFi 6 và cho phép đồng thời truy cập và sử dụng đến 1.500 thiết bị
2.2 Thiết bị đầu cuối có cần kết nối mạng không?
Hầu hết thiết bị đầu cuối đều cần kết nối với mạng. Các thiết bị đầu cuối thường gặp nhất trong đời sống bao gồm: điện thoại di động, máy tính, máy POS, máy ATM, Smart Tivi, camera, v.v..
2.3 Làm thế nào để phân biệt thiết bị đầu cuối với các thiết bị khác?
Các tiêu chí để xác định một thiết bị nào đó là thiết bị đầu cuối, bao gồm:
- Khả năng kết nối với mạng và giao tiếp với các thiết bị hoặc hệ thống khác.
- Khả năng nhận hoặc truyền dữ liệu cuối cùng đến/ từ người dùng.
- Thiết bị đầu cuối thường là thiết bị người dùng trực tiếp sử dụng trong các ứng dụng hàng ngày.
2.4 Có những thiết bị đầu cuối nào phổ biến trong gia đình?
Trong gia đình, một số thiết bị đầu cuối phổ biến bao gồm:
- Smartphone: Kết nối với mạng di động hoặc Wi-Fi để thực hiện các chức năng gọi điện, nhắn tin, truy cập internet.
- Laptop và máy tính bàn: Kết nối mạng để làm việc, học tập và giải trí.
- Smart Tivi: Kết nối mạng để truy cập các dịch vụ trực tuyến như xem phim, nghe nhạc, lướt web.
- Thiết bị IoT: Như camera an ninh, hệ thống điều khiển nhà thông minh (smart home), máy điều hòa thông minh, thường kết nối với mạng để điều khiển từ xa hoặc giám sát.
Một số thiết bị đầu cuối của VNPT - Sản phẩm Make in Vietnam
2.5 Thiết bị đầu cuối có cần bảo mật không?
Thiết bị đầu cuối giúp truyền và nhận thông tin dữ liệu trên mạng internet. Vì vậy chúng có thể là mục tiêu cho các hacker tấn công nhằm đánh cắp các dữ liệu thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống mạng internet. Do đó, việc bảo mật thiết bị đầu cuối là một phần không thể thiếu của chiến lược bảo mật tổng thể, giúp bảo vệ thông tin, dữ liệu và mọi hoạt động của gia đình hay doanh nghiệp trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Để bảo mật thiết bị đầu cuối, mỗi gia đình hay mỗi doanh nghiệp trước hết cần ưu tiên lựa chọn các thiết bị đầu cuối của các nhà cung cấp uy tín và có hệ thống quản lý giám sát từ xa đảm bảo.
3. Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới iGate của VNPT
Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối Viễn thông thế hệ mới của VNPT bao gồm dòng thiết bị modem quang GPON/XGSPON ONT iGate và Hệ thống quản lý Cloud Based - ONE Telco. Đây là sản phẩm bao gồm các thiết bị phần cứng modem quang iGate, Ứng dụng phần mềm One App và Hệ thống quản lý giám sát từ xa ONE Telco.
VNPT tiên phong cung cấp đường truyền Internet thế hệ mới XGSPON vì lợi ích khách hàng
Hiện nay, VNPT đã và đang thực hiện lộ trình chuyển đổi quang hóa toàn bộ mạng lưới dịch vụ cho khách hàng từ các công nghệ cũ sang công nghệ mới GPON/XGSPON có sử dụng thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới iGate. Từ đó, dịch vụ mang tới chất lượng kết nối Internet Băng rộng và các dịch vụ trên nền Internet băng rộng đa dạng và phong phú hơn cho khách hàng.
Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới iGate của VNPT đã xuất sắc lọt vào Top 10 thuộc Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số tại Lễ Công bố và trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Made in Vietnam năm 2022.
Bài viết đã trả lời giúp bạn câu hỏi “Thiết bị đầu cuối là gì?”. Có lẽ bạn đã nhận ra thiết bị nào là thiết bị đầu cuối ở trong gia đình hay cơ quan doanh của mình.
Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan tới dịch vụ của nhà mạng VNPT, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1800 1166 (miễn phí) hoặc truy cập trực tiếp vào website DigiShop VNPT để cập nhật Tin tức - Khuyến mãi mới nhất!
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu khái niệm điện toán đám mây là gì?