1. Có nên mua SIM trên mạng không?
Mua SIM trên mạng là các giao dịch mua bán SIM trên nền tảng online như website, mạng xã hội (như Facebook, Zalo),... Hình thức mua SIM trên mạng ngày càng được ưa chuộng nhờ sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
Tuy nhiên, khi giao dịch mua bán SIM online, người dùng vẫn có thể gặp những rủi ro như sau:
- Mua SIM đã qua sử dụng do người bán giải thích và tư vấn mập mờ giữa SIM mới và SIM nguyên kít. SIM mới là SIM đã kích hoạt nhưng chưa sử dụng. Ngược lại, SIM nguyên kít là SIM chưa kích hoạt và phát sinh bất kỳ cuộc gọi nào.
- Mua SIM không chính chủ
- SIM nhận được không đúng với số điện thoại đã chọn
- Bên yêu cầu chuyển khoản trước nhưng không giao SIM
- Bên bán giao SIM không đúng loại đã đăng ký,...
Một trong những lưu ý khi mua sim dù ở bất cứ phương thức nào thì bạn cần đăng ký chính chủ sim Vina để khẳng định chủ quyền và khai định danh cho sim của mình. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua và cũng cần thiết để bạn biết rằng sim mình mua có phải sim mới không.
Kênh truyền hình quốc gia VTV đã nhiều lần đưa tin cảnh báo lừa đảo khi mua bán SIM qua mạng
2. 4 kinh nghiệm xương máu khi mua SIM qua mạng
Tình trạng lừa đảo khi mua hàng online đã trở thành vấn nạn không còn hiếm gặp. 4 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái và tránh được tối đa các rủi ro:
2.1. Kinh nghiệm chọn nền tảng và thương hiệu/cá nhân bán hàng uy tín
Bạn có thể mua SIM do tổ chức hoặc cá nhân phân phối. Nếu mua SIM từ doanh nghiệp hoặc tổ chức, bạn nên chọn các tổ chức như sau:
- Có giấy phép kinh doanh
- Địa chỉ rõ ràng (bạn nên tra Google Maps xem có phải địa chỉ thật không, tránh trường hợp bên bán dùng văn phòng ảo).
- Nên ưu tiên SIM của các nhà mạng uy tín, lâu đời tại Việt Nam như Vinaphone,...
- Nếu đặt hàng qua website, phải chọn web đã thông báo với Bộ Công thương. Thông tin trên website rõ ràng, công khai, minh bạch
- Chỉ giao dịch các SIM được công khai trên website, tránh bị lừa sử dụng SIM rác, SIM không chính chủ
Nên ưu tiên mua SIM từ các nhà mạng lớn, uy tín trên toàn quốc
Nếu mua SIM từ cá nhân, người mua nên cẩn thận hơn bởi tính ràng buộc trách nhiệm trong giao dịch giữa hai cá nhân không cao. Bạn rất khó tìm lại cá nhân đã bán SIM để yêu cầu họ chịu trách nhiệm nếu SIM xảy ra vấn đề.
Do đó, cần tìm hiểu xem cá nhân đó chuyên bán SIM hay chỉ có nhu cầu sang nhượng đơn lẻ. Nếu là cá nhân chuyên bán SIM, bạn nên tìm hiểu về các giao dịch mà họ từng thực hiện bằng cách tham khảo ý kiến đánh giá từ bạn bè, người thân (nếu đã từng phát sinh giao dịch).
Nếu đây là lần đầu tiên bạn mua SIM qua mạng và không có nguồn tham khảo, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm bán SIM để có cái nhìn đa chiều.
2.2. Kinh nghiệm chọn giá
SIM đẹp như SIM tứ quý, ngũ quý, 6789,... thường có giá bán cao. Bạn nên cảnh giác nếu thấy các quảng cáo bán SIM đẹp với giá thấp hoặc giật tít như “giảm giá kịch sàn”, “siêu sale”,...
Thông thường, giá SIM qua website của các đơn vị uy tín là cố định. Tuy nhiên, các đơn vị này có thể có tung ra các chương trình khuyến mãi theo đợt. Người mua nên liên lạc bằng cách gọi hotline hoặc nhắn tin qua tin nhắn tự động trên web/mạng xã hội (Facebook, …) để được tư vấn mua SIM đẹp với giá tốt.
Không chỉ là về phương thức mua sim trên mạng, bạn có thể tham khảo bài viết khi mua sim cần lưu ý gì để mua được cho mình sim số đẹp và chính hãng nhất.
Người mua nên liên hệ với tổng đài để được tư vấn giá SIM trực tiếp và các chương trình khuyến mãi hiện hành
2.3. Kinh nghiệm ký hợp đồng
Trên thực tế, các giao dịch mua bán SIM sẽ không có hợp đồng. Người mua chỉ thực hiện việc đăng ký trên website hoặc nhắn tin cho người bán để yêu cầu mua. Sau đó, người mua nhận hàng và thanh toán.
Tuy nhiên, nếu giá trị giao dịch lớn hoặc mua SIM trả góp, người mua nên yêu cầu bên bán giao kết hợp đồng bằng văn bản. Trong hợp đồng cần tập trung đọc kỹ các điều khoản liên quan đến
- Đối tượng hợp đồng (SIM của nhà mạng nào, tình trạng SIM nguyên kit hay đã kích hoạt, chất lượng, số lượng mua);
- Điều khoản về thanh toán (Tổng tiền thanh toán, các đợt thanh toán (nếu có), phương thức thanh toán, lãi suất (nếu có))
- Chế tài vi phạm (phạt chậm trả, bồi thường thiệt hại,...)
Người mua SIM nên đọc kỹ các điều khoản hợp đồng và yêu cầu bên bán giải thích nếu không hiểu
2.4. Kinh nghiệm thanh toán
Nếu giao dịch không có hợp đồng, người mua nên chụp lại tin nhắn, ghi âm cuộc gọi trước khi thanh toán để làm bằng chứng nếu bên bán tự ý thay đổi các thỏa thuận ban đầu. Ngoài ra, người mua cần chụp ảnh, quay video lúc giao dịch (nhận hàng) để làm có cơ sở phản ánh nếu chất lượng, số lượng SIM không như thỏa thuận.
Trên thực tế, nhiều bên bán thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách yêu cầu người mua chuyển tiền trước giao hàng sau. Bạn chỉ nên đồng ý nếu mua SIM trên website của các đơn vị uy tín, có tên tuổi. Ngược lại, khi giao dịch với bên không có tên tuổi hoặc các cá nhân trên hội nhóm, hãy áp dụng nguyên tắc “Tiền trao cháo múc”. Bạn chỉ nên thanh toán khi đã nhận SIM và chuyển SIM chính chủ.
Ngoài ra, người mua nên ưu tiên hình thức thanh toán chuyển khoản và chụp lại giao dịch đã thành công. Nếu phải thanh toán tiền mặt, bạn nên yêu cầu phiếu chi, chứng từ chứng nhận đã thanh toán đủ để làm bằng chứng.
Lịch sử giao dịch trên ứng dụng internet banking là cơ sở để người mua SIM chứng minh nghĩa vụ thanh toán đã hoàn tất
Trong 4 lưu ý trên, lưu ý quan trọng nhất khi mua SIM trên mạng là chọn được đơn vị bán uy tín. Để an tâm khi mua SIM và trong quá trình sử dụng, bạn nên lựa chọn VinaPhone - 1 trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam hiện tại. VinaPhone sở hữu kho SIM đa dạng từ SIM phổ thông, SIM VIP, SIM số đẹp,...
Bên cạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để nâng cấp chất lượng sóng ổn định, VinaPhone còn liên tục tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để tri ân khách hàng.
Khách hàng được chọn mua trực tiếp tại các điểm giao dịch VinaPhone trên toàn quốc hoặc mua online qua trang web DigiShop VNPT. Đây là trang web đã được VinaPhone thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương theo quy định pháp luật.
VinaPhone sở hữu kho SIM đa dạng từ SIM phổ thông, SIM VIP, SIM số đẹp,...
- Đa dạng nguồn SIM và giá bán
- Thủ tục đăng ký nhanh chóng, đơn giản
>> Xem thêm: Mua SIM trả góp có an toàn không? Giải đáp kèm lời khuyên
Bên cạnh sự thuận tiên, việc mua SIM online vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo khiến người tiêu dùng “tiền mất tật mang”. Hy vọng 4 kinh nghiệm mua sim trên mạng trên sẽ giúp bạn mua được SIM như ý và hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp. Nếu bạn mua SIM VinaPhone, vui lòng liên hệ hotline 1800 1091 để được tư vấn chi tiết nhé!